Lại một ngày vui nữa đến với chị em hội viên Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình - Có được niềm vui ấy chúng ta không thể không kể đến công lao của chị Trần Thị Chung - Người đã ...
MỘT NỮ CHIẾN SĨ TRƯỜNG SƠN GHÉ VAI GÁNH VÁC
CÔNG TÁC HỘI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN TẬN CƠ SỞ
Nói đến chị Trần Thị Chung - Ủy viên BCH TƯ Hội Trường Sơn Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nữ Chiến sỹ Trường Sơn toàn quốc; Chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình Nữ Doanh nhân Trường Sơn Việt Nam thì chắc không ít người trong và cả ngoài Hội Trường Sơn trong cả nước không biết đến chị về một thời Binh nghiệp rồi sự nghiệp sau ngày trở về của chị… Và đặc biệt những gì chị đã phấn đấu để có được sự vinh danh mà mới chỉ điểm đến hôm nay thôi – Đó là: Nữ Chiến sỹ quyết thắng Trường Sơn; Nữ kiện tướng của “ Ánh sáng từ tâm”; Bông hồng thép Phụ nữ Việt Nam – Trong những cái có ấy của chị nó gói cả một tấm lòng nhân ái, nghĩa tình… Nhưng với chị thì chị chỉ thích mình làm việc ấy trong “lặng thầm, không phô trương hình thức…”. Và chính vì vậy đã có một câu chuyện thú vị (sảy ra) đó là: Một tác giả trong lần viết về chị trong chuyến đi làm từ thiện – tặng quà cho Hội viên Trường Sơn và đồng bào vùng lũ lụt tại Quảng Bình năm 2016 đã chẳng khai thác được nhiều tình tiết về việc làm ở chị … Và rồi tác giả ấy đã (phải) dùng cụm từ “ CÁI TÂM CHẲNG MÀNG CHI CÁI TIẾNG” để đặt cho tựa đề bài viết của mình…
Tiểu đoàn 930 Thái Bình – Nơi mà cách đây 45 năm chị Trần Thị Chung và trên 500 chị em Thái Bình tình nguyện khoác áo màu xanh làm tân binh rồi từ đó tất cả đều vào với Trường Sơn …
Đất nước hòa bình thống nhất - Về với đời thường các chị luôn phát huy tốt bản chất người lính Cụ Hồ, phát huy Truyền thống Trường Sơn anh hùng. Với ý trí và nghị lực của mình - không ỷ lại hay ngóng chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều chị đã kiên trì vượt khó khăn về kinh tế, bệnh tật tích cực tham gia lao động sản xuất cải thiện kinh tế gia đình và tích cực trong các hoạt động xã hội... Tuy nhiên trong số họ vẫn còn không ít những hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn…
Một thời và hôm nay của các Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình là thế đấy. Nhưng còn một niềm mong của các chị - Niềm mong thật giản dị các chị mới chỉ canh cánh ấp ủ mà chưa thực hiện được, đó là có một tổ chức đứng ra quy tụ và có lần đầu tất cả đồng đội được gặp nhau bởi đã trên 40 năm xa cách… Niềm mong của chị em cũng là ý tưởng đã nảy sinh từ lâu của chị Chung. Thế rồi bằng công sức của mình chị Trần Thị Chung đã cùng đồng thuận với chị em đồng đội để thành lập ra một Ban Liên lạc lâm thời Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình và chị được chị em tín nhiệm bầu làm Trưởng ban … Và cách đây chưa đầy nửa năm (ngày 19 tháng 12 năm 2016) với ý tưởng và sự tài trợ của chị - Lần gặp mặt đông đủ hội viên đầu tiên của Ban Liên lạc lâm thời Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình đã được tổ chức và cũng tại buổi gặp mặt này Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình chính thức đi vào hoạt động, người đứng đầu của Ban Liên lạc không ai khác vẫn là chị Trần Thị Chung. Quá trình từ Lâm thời đến chính thức Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình đã có nhiều hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả đáng ghi nhận …
Ngày mai ( 28 tháng 5 năm 2017 ) Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình lại tổ chức buổi gặp mặt lần thứ hai, trong đó có lồng ghép nội dung củng cố lại tổ chức Ban Liên lạc. Lại một ngày vui nữa đến với chị em hội viên Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình - Có được niềm vui ấy chúng ta không thể không kể đến công lao của chị Trần Thị Chung - Người đã tận tâm, tận lực ghé vai gánh vác công tác Hội Trường Sơn từ cấp Trung ương xuống tới tận cơ sở địa phương …
Nhân ngày vui của chị em Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Tiểu đoàn 930 tỉnh Thái Bình. Trang Thông tin Trường Sơn trân trọng giới thiệu đến chị em cùng các đồng chí và bạn đọc bài viết dưới đây của tác giả Nguyễn Thanh Hằng trong cuốn sách quý:“Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Ngày ấy - Bây giờ”. Bài viết sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về một tấm gương sáng – Tấm gương Nữ Chiến sỹ Trường Sơn Trần Thị Chung. Xin trân trọng ./.
Chị Trần Thị Chung trong lần trực tiếp trao quà cho nhân dân và gia đình hội viên Trường Sơn
vùng lũ lụt huyện Lệ Thủy - Quảng Bình năm 2016
* * *
CHỊ LÀ NỮ CHIẾN SĨ QUYẾT THẮNG TRƯỜNG SƠN
NỮ KIỆN TƯỚNG CỦA “ÁNH SÁNG TỪ TÂM”
Th.s Nguyễn Hằng Thanh
Tôi đã từng say mê với mùa thu vàng trong bức họa nổi tiếng của Levitan, nhưng hôm nay, bức tranh “Những năm tháng ở Trường Sơn” của họa sĩ Đức Dụ lại khiến tôi kinh ngạc. Bức tranh sơn dầu sống động lạ lùng: những sắc vàng tươi tắn của nắng Trường Sơn, của lá rừng Trường Sơn, của mái tranh bếp nuôi quân… phía xa kia là khoảng trời xanh lơ, lá rừng cây nhuốm sắc vàng xanh trải dài tít tắp cùng những đoàn quân đang hối hả hành quân. Trung tâm của bức tranh là một cô gái trẻ, có gương mặt rạng rỡ với bím tóc đen dài đang xách thùng ra suối múc nước, đồng đội của cô- người bên bếp lửa, người bên cối xay…đang mải miết với công việc. Bức tranh trong trẻo, tươi sáng, sống động như thôi miên khiến tôi không muốn rời xa.
Và tôi lại thêm một lần kinh ngạc, bởi người phụ nữ có gương mặt rạng rỡ, nụ cười đằm thắm với mái tóc ngắn cùng những lọn tóc sấy bồng kiểu cách và ăn mặc sang trọng đang ngồi trước mặt tôi đây – nữ doanh nhân Trần Thị Chung – lại chính là cô gái trẻ, nguyên mẫu nhân vật trung tâm trong bức tranh “Những năm tháng ở Trường Sơn” ấy.
Chị sinh ngày 10 tháng 1 năm 1956 và lớn lên trên quê lúa Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình. Nhà có 6 chị em, chị là thứ 4 nhưng luôn được bố mẹ cưng chiều nhất. Lúc còn bé, bố hay chải tóc rồi dắt chị đi chơi. Mẹ chị tảo tần sớm tối bán phở để lấy tiền cho mấy chị em ăn học. Vất vả là thế nhưng bố mẹ chị luôn quan tâm rèn rũa các con theo nếp sống của Nho gia. Bố mẹ chị vẫn thường nhắc nhở các con: “Sau này, dù các con có vất vả đến đâu, dù có đi đâu về đâu thì cũng phải luôn nhớ giữ lấy nề nếp gia phong của dòng họ. Ông nội các con là Trần Đức Huấn - một ông đồ, một nhà Nho yêu nước nổi tiếng trong vùng. Các con phải sống sao cho xứng đáng với ông”. Lời dặn dò ấy luôn theo chị trên mỗi nẻo đường đời. Cho đến nay, mỗi dịp tết về quê, chứng kiến cảnh những ông già râu tóc bạc phơ đội mũ xếp, mặc áo the đội lễ đến nhà thờ họ để tế ông nội, chị vừa tự hào vừa cảm động đến rơi nước mắt, học trò của ông, bao thế hệ, toàn những người thành đạt. Nhiều người làm “công bộc của dân” từ xã đến tỉnh nhưng vẫn luôn giữ gìn danh tiếng lưu thơm. Nhiều người đã trở thành “Những người muôn năm cũ” nhưng dấu ấn đẹp đẽ của họ thì mãi còn để lại. Năm 2015, học trò của ông nội vẫn còn 8 cụ nhưng đến năm 2016 này chỉ còn 7 cụ. Lễ nghĩa thầy trò thủa ấy – sao thiêng liêng, thủy chung và cao quý đến thế?
Đầu năm 1972, khi mới 16 tuổi, đang học lớp 7, cô học trò Trần Thị Chung giấu bố mẹ làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Không đủ tuổi, cô sửa năm sinh 1956 thành năm 1955, có giấy báo trúng tuyển, thế là bố mẹ biết. Người mẹ tảo tần thương “con chưa đủ tuổi” đã xòa khóc, không muốn cho chị đi. Thương mẹ vô cùng nhưng chị đã quyết ra đi. Chưa kịp thi tốt nghiệp, chị và một số bạn nhập ngũ đợt này được nhà trường đặc cách tốt nghiệp.
Thế là mùa xuân năm 1972, nữ chiến sĩ trẻ Trần Thi Chung bịn rịn chia tay bố mẹ và các chị em rồi quả quyết xốc ba lô lên đường. Chị được điều động về Tiểu đoàn 930, Trung đoàn 51 đóng ở Quỳnh Bảo, Quỳnh Phụ, Thái Bình để huấn luyện. Trong 4 tháng huấn luyện, chị đã được chỉ định làm Tiểu đội trưởng Tiểu đội 7, thông minh, mạnh mẽ, quyết đoán, say mê và hừng hực khí thế của tuổi trẻ, chị tham gia một cách hiệu quả, sáng tạo mọi hoạt động của đơn vị. Kết thúc đợt huấn luyện, với kết quả bắn súng đạt loại giỏi chị được thưởng 3 ngày nghỉ phép. Về thăm quê, nũng nịu ùa vào lòng mẹ, chị như thấy mình thật bé bỏng. Bố lại dắt chị sang nhà cô bác chơi như thuở còn thơ.
Ba ngày nghỉ phép trôi vèo, chị lại hăm hở lên đường về đơn vị. Lần này là cuộc hành quân hối hả vào Nam. Tiểu đội của chị hòa trong đội hình hành quân trùng trùng điệp điệp vượt Trường Sơn ra trận. Sau “ những đêm dài hành quân nung nấu”, cả Tiểu đội dừng chân ở Binh trạm 44 thuộc Sư đoàn 471. Binh trạm 44 là binh trạm xa nhất, khổ nhất của Trường Sơn. Nhận nhiệm vụ nuôi quân ở Binh trạm 44, Tiểu đội trưởng Trần Thị Chung phân công cho 10 chiến sĩ trong Tiểu đội đảm nhận các công việc tưởng chừng thật đơn giản: vào rừng tìm rau, hái nấm, kiếm măng rừng; nấu ăn và chăn nuôi. Giữa rừng già Trường Sơn, bom đạn, biệt kích, thú rừng, muỗi vắt và những cơn sốt rét rừng…tất cả đều rình rập và sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
Công việc tưởng chừng như đơn giản nhất là vào rừng tìm rau, hái nấm, kiếm măng cũng thật khủng khiếp. Có khi một nhóm 2, 3 chiến sĩ cùng đi, nhưng nhiều khi do công việc quá tải, thiếu người, chỉ một người vào rừng làm nhiệm vụ. Có lần, một mình chị vác khẩu AK vào rừng, đang hăm hở tiến bước thì giật mình đứng sững lại. Một con trăn khổng lồ đang nằm phơi mình trên một cây gỗ mục giữa lối đi. Chị sợ phát khiếp, đứng lặng rồi bật khóc. Nhưng biết làm sao bây giờ? Chỉ một mình giữa rừng sâu, công việc cấp bách là phải kiếm mang về đơn vị ít nhất hai bao rau rừng và măng cho bữa ăn chiều nay. Thế là chị lau nước mắt, mím môi tìm đường đi vòng tránh xa con trăn. Bữa ấy, chị quên cả sợ, mải mê hái rau, hái măng rừng. nào rau tàu bay, rau dớn, rau môn thục, nào măng tre, le, nứa, chật căng cả hai bao tải mang theo. Nhưng từ trên người chị, vô số những con vắt no căng đang lặng lẽ rơi xuống. Chị rùng mình tìm khắp người lôi ra tiếp hàng chục con vắt đang bám chặt trên da thịt mình. Trên đường về, vai đep súng, vai khoác bao rau, còn hai tay thay nhau kéo bao măng leo đèo, lội suối. Về đến đơn vị, nhễ nhại mồ hôi, những vết vắt cắn tóe máu tươi, nhưng chị thật vui vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Chị kể: “Mà lạ thật, những ngày gian khổ ở Trường Sơn ấy, công việc thì chị luôn hoàn thành xuất sắc, nhưng sao về tình cảm thì chị lại ngờ nghệch đến thế. Cứ anh nào viết thư cho chị, chị lại mang nộp cho thủ trưởng. các anh đều bị khiển trách. Nhưng có lẽ thương nhất là một anh Đại đội trưởng. Anh chành viết thư tỏ tình rồi thả vào cái ăng gô lấy cơm, khi anh mở nắp ăng gô còn đỏ mặt bảo chị: gửi em…lá thư này. Thế mà đọc xong, chị vừa run, vừa sợ… rồi lại mang… nộp cho Thủ trưởng. Anh Đại đội trưởng ấy bị Thủ trưởng gọi lên khiển trách làm chị cứ ân hận mãi…”
Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, gian khổ giữa Trường Sơn, chứng kiến cảnh bộ đội cứ ăn mãi những bữa cơm đạm bạc với rau rừng, lương khô và đồ hộp, Tiểu đội trường Trần Thị Chung như thấy mình có lỗi với cán bộ, chiến sĩ. Chị day dứt, trăn trở rồi mày mò tìm cách cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Nghe nói ở Binh trạm bộ có anh biết nghề mộc, chị tìm gặp và đề nghị anh làm giúp cái cối xay gạo, rồi chị lấy ống thịt hộp đục vài cái lỗ, làm bún cho bộ đội ăn. Và tiếp sau bún là bánh cuốn, là đậu, là giá đỗ… Nhìn các bữa ăn được cải thiện, cán bộ, chiến sĩ ăn ngon lành, tiểu đội nuôi quân của chị ôm nhau cười vui đến trào nước mắt. Chị bảo: “bây giờ nghĩ lại, không hiểu vì sao hồi đó chị đã nghĩ ra cách vùi đỗ xanh xuống cát sạch để làm giá đỗ. Được khoảng bốn, năm ngày thì đãi sạch cát để lấy lên cả rổ mầm giá đỗ trắng muốt. Là phụ nữ nhưng chị chẳng nề hà việc gì. Chị xông xáo mổ cả lợn-công việc tưởng chừng chỉ đàn ông mới làm được…”
Và trong những năm tháng ấy, tiểu đội nuôi quân của chị được cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn yêu quý lắm. Nhất là các cán bộ, chiến sĩ bị ốm, bị thương, các chị chăm sóc tận tình, chế biến các món ăn hấp dẫn để các anh ăn ngon miệng và chóng lại sức. Tiếng lành đồn xa, một lần họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đã tìm đến Binh trạm bộ 44 để tìm cảm hứng cho những bức họa của mình. Gặp tiểu đội nuôi quân của chị, ông ngạc nhiên khi thấy giữa chốn rừng sâu, khó khăn, thiếu thốn đủ bề, vậy mà “các cô Tấm Trường Sơn” luôn chân luôn tay chế biến đủ các món: nào là bún, đậu, mắm tôm; nào là nấm hương, mộc nhĩ, thịt lợn băm phi hành thơm nức quen thuộc như ở giữa quê nhà. Xúc động và cảm phục, họa sĩ Đức Dụ đã ngồi xuống bệ đá, thần tốc ký họa cảnh làm việc tại bếp nuôi quân của Tiểu đội trưởng Trần Thị Chung.
Bức ký họa ấy, mấy chục năm sau hòa bình ông vẫn lưu giữ cẩn thận. Thế rồi năm 2014, trong một chuyến công tác cùng Hội Trường Sơn Việt Nam, ông lại vô tình gặp lại nguyên mẫu nhân vật trong bức ký họa của mình- giờ chị đã là một doanh nhân thành đạt, lại luôn dẫn đầu trong công tác thiện nguyện từ tâm. Thế là, vẫn nguyên cảm hứng của Trường Sơn, cùng với niềm cảm phục hiện tại, ông đã chuyển thể bức ký họa đầy sức sống Trường Sơn để trao tặng chị - như một món quà tri ân của cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn đối với chị.
Trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng ở Trường Sơn, Tiểu đội trưởng Trần Thị Chung luôn mê say, nhiệt huyết, sáng tạo và luôn đạt hiệu quả cao trong mọi nhiệm vụ được phân công nên ngay từ năm 1973, chị đã được bầu là chiến sĩ thi đua xuất sắc của đơn vị. Rồi tiếp đến năm 1974, chị được đặc cách với danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng (lẽ ra phải 2 năm liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua mới được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng). Cũng trong năm 1974, tại Đại hội mừng công của Sư đoàn 471, chị được vinh dự được tham dự Đại hội. Và thật bất ngờ, chị - một cô gái mới hơn 17 tuổi đời và chưa đầy 2 năm tuổi quân lại được ngồi ở ghế Chủ tịch đoàn cùng Anh hùng Tô Quang Lập.
Đang hào hứng kể cho tôi nghe những ký ức hào hùng ở Trường Sơn, giọng chị bỗng trầm lại: “đã hơn bốn chục năm sau chiến tranh, gần đây chị mới tìm được địa chỉ của anh hùng Tô Quang lập ở Lục Nam, Bắc Giang. Đang dự định sẽ tìm về thăm anh. Nào ngờ…chưa kịp về thăm…đã nghe tin anh mất. Đồng đội đã từng cùng anh sống chết trong gian khổ,ác liệt của Trường Sơn. Vậy mà… khi hòa bình… đâu có dễ tìm gặp được nhau… Chị buồn và ân hận lắm…” rồi chị lặng người, nước mắt rơm rớm. Tôi lặng lẽ quay đi, giấu đôi mắt cũng chợt đỏ hoe của mình.
Ngay từ những ngày đầu trong quân ngũ cho đến những năm tháng khốc liệt ở Trường Sơn, Tiểu đội trưởng Trần Thị chung cùng tiểu đội nuôi quân của mình đa xkhắc phục mọi khó kahưn, thiếu thốn, mày mò, sáng tạo, tâm huyết vì đồng đội và đã tạo được thương hiệu “nuôi quân giỏi” ở Binh tạm 44. Nhiều lần đơn vị đã cử người về quê xác minh lý lịch để kết nạp Đảng cho chị. Vậy mà… người mẹ tảo tần sớm tối bán phở ở quê để lấy tiền nuôi đàn con ăn học lại “được “ quy kết là “thành phần tiểu thương” và chị - nữ quân nhân luôn tận tụy, sáng tạo, phấn đấu và cống hiến hết mình vì đồng đội, vì Tổ quốc và liên tục là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng vẫn không được kết nạp Đảng. Giấu nỗi buồn lặng lẽ ở trong tim, chị vẫn ngày đêm miệt mài nhiệt huyết với nhiệm vụ.
Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, cuối năm 1975, chị được hành quân ra Bắc. Vừa đến Đồng Hới- sau bao năm tháng dằng dặc cách xa, đang háo hức với bao dự định và niểm vui vì sắp gặp lại quê hương và gia đình – thì chị bất chợt gặp một người bạn cùng quê và bàng hoàng nghe tin dữ: Bố chị đã mất từ năm 1974, thương con gái đang trong chiến trường ác liệt, mẹ đã giấu không cho chị biết. Trời ơi! Bố kính yêu của con… sao con không được về để gặp bố lần cuối? Sao con không được về để làm tròn chữ hiếu… Bố ơi!... Chị khụy xuống, nghẹn ngào, choáng váng vì nỗi đau bất ngờ quá lớn. Có gì nghiệt ngã hơn thế? Sao ngày chiến thắng trở về con lại không được gặp bố… bố ơi!...
Về đến quê, vừa kịp chào mẹ và các chị em, chị được dẫn đến mộ cha. Chị lao đến gục bên mộ lặng lẽ khóc và cảm nhận đến tận cùng nỗi đau mà chiến tranh nghiệt ngã đã để lại. Chiến tranh – mi đa chia lìa bao tình phụ tử? Chiến tranh – mi đã hủy hoại bao cuộc sống của dân lành? Mi đã cướp đi bao đồng đội thân yêu của ta?... “không, không được gục ngã, con phải sống sao cho xứng đáng, để bố được tiếp tục tự hào về con”… bên mộ cha, giữa mênh mông cánh đồng lúa xanh, chị như nghe văng vẳng đâu đó lời thiết tha của bố và chị đã lau nước mắt đứng lên.
Chị được Đơn vị điều về đoàn 153, Trà Lý, Thái Bình để ôn văn hóa. Tại đây, cuộc đời chị bắt đầu sang một trang mới khi chị gặp và yêu chàng lính thông tin Sư đoàn 2 của Quân khu V. Anh là Phan Văn Máy, quê ở Vũ Chính, thành phố Thái Bình. Đầu năm 1976, chị chính thức ra quân và được nhập học ở trường trung cấp nấu ăn tại hà Nội. Cũng năm này anh Máy và chị kết hôn, vừa cưới được 3 tháng, khi chị bắt đầu mang thai con gái đầu lòng thì anh lên đường sang Tiệp Khắc học tập. Thế là biền biệt anh sang xứ người, một mình chị vừa nuôi con vừa học tập tại Gia Lâm, Hà Hội.
Năm 1980, chị ra trường và được phân công về làm quản lý nahf ăn của Trường Đại học Pháp lý (nay là trường Đại học Luật). Lúc đó, trường vẫn tọa lạc tại Quán Gánh (Thường Tín, Hà Tây cũ). Chỉ có hai mẹ con sớm tối trong khu nhà tập thể của nhà trường, nhìn cảnh những gia đình đồng nghiệp vợ chồng con cái sớm tối quây quần bên nhau, chị không khỏi chạnh lòng. Nhất là những đêm đông giá lạnh, nằm nựng con, ru con ngủ mà sao nước mắt chị cứ ướt đầm.
Mãi đến khi con gái tròn 6 tuổi, anh mới được về phép. Vợ chồng con cái quấn quýt bên nhau, chị cảm nhận trọn vẹn vị ngọt ngào của hạnh phúc. Nhưng rồi như vợ chồng ngâu, anh lại tiếp tục sang Tiệp Khắc công tác khi chị vừa có bầu con trai thứ hai. May là lần này, anh chỉ đi tiếp hai năm rồi năm 1984, anh được về nước. nhưung thật trớ trêu, anh lại được Bộ cơ khí Luyện kim phân công lên công tác tít tận trường dạy nghề ở Gò Đầm, Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Có lẽ nào vợ chồng chị lại tiếp tục cảnh xa cách, khi mà các con đang tuổi ăn tuổi lớn, rất cần cso sự chăm sóc của cả bố lẫn mẹ. sau nhiều đêm trăn trở, chị bàn với anh xin thôi việc, ở nahf làm kinh doanh. Vốn thông minh, đảm đang, tháo vát, chị mở lò làm bánh mỳ, lại chạy thêm các hàng ở cảng biển về để anh giao cho các đầu mối. dần dần, theo thời gian, ý tưởng và khát vọng thành lập một Công ty do anh làm giám đốc điều hành đã trở thành hiện thực. Còn chị, vừa quản lý nhà ăn của nhà trường, vừa đi học thêm kế toán rồi chị chuyển hẳn sang làm kế toán nhà ăn của Nhà trường Đại học Pháp lý. Trong những năm tháng vất vả ấy, chị vẫn kiên trì học tiếp đạihọc tại chức để cso thêm bằng cử nhân luật.
Dường như tấm lòng thơm thảo của Tiểu đội trưởng tiểu đội nuoi quân từ thuở Trường Sơn vẫn luôn hối thúc chị tiếp tục đam mê với những công việc nhân ái, thiện nguyện vì cộng đồng. Có phải vì vậy mà tháng 6 năm 1988, chị đã quyết định chuyển về công tác tại Hội chữ thập đỏ, quận Cầu Giấy. Năm 2000, chị được kết nạp Đảng và được giao trọng trách: Phó chủ tịch hỘi chữ thập đỏ quận Cầu Giấy. Trên cương vị mới, chị có điều kiện để tỏa ánh sáng từ tâm. Chị đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động từ thiện của Hội ở quận và ở thành phố Hà Nội. Chị đã tự nguyện dành toàn bộ số tiền lương hàng tháng của mình để đóng góp vào quỹ từ thiện của quận Cầu Giấy. Chị còn trực tiếp vận động nhiều tổ chưucs, nhiều cá nhân đóng góp choc ác haotj động từ thiện của quận và thành phố. Hội chữ thập đỏ của chị đã thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ bao cảnh đười nghèo khó, bao cụ già không nơi nương tựa, đặc biệt là các cựu chiến binh có hàon cảnh khó khăn và con em các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam. Chị đã tận tâm chăm sóc, giúp đỡ và truyền thêm sức mạnh để họ vươn lên… Những cống hiến hiệu qủa, thiết thực, thàm lặng mà đầy tình nhân ái của chị ở Hội chữ thập đỏ quận Cầu Giấy đã được ghi nhận bằng các danh hiệu Chiến sĩ thi đua liên tục nhiều năm và nhiều bằng khen, giấy khen các cấp.
Năm 2010, sau 38 năm công tác, chị nghỉ hưu. Nhưng vốn là con người của công việc, của những hoạt động sáng tạo không một ngày nghỉ ngơi, chị lại xông xáo giúp chồng điều hành Công ty TNHH đầu tư kinh doanh phát triển nhà và Thương mại hà Nội và nhận luôn trọng trách làm Bí thư chi bộ, phó giám đốc công ty. Đồng thời chị vẫn đảm nhiệm các chức danh: Phó chủ tịch hội nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam’ Phó trưởng ban liên lạc Sư đoàn 471; ủy viên BCH Hội bộ đội Trường Sơn thành phố Hà Nội; phó trưởng ban liên lạc Hội Trường Sơn quận Cầu Giấy; trưởng ban liên lạc danh dự Sư 471 tỉnh Thái Bình…
Thật đáng khâm phục, Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và thương mại hà Hội chỉ là một công ty tư nhân, nhưng các tổ chức Đảng, đoàn thể lại được quan tâm hoạt động rất hiệu quả. Chi bộ công ty được thành lập tháng 6 năm 2010. Khi mới thành lập, chi bộ chỉ có 3 đảng viên, đến nay đã có 16 đảng viên. Tổ chức công đoàn cũng có đến 87 hội viên và đoàn thanh niên của công ty cũng có đến 45 đoàn viên. Rõ ràng Bí thư chi bộ Trần Thị Chung đã rất quan tâm chỉ đạo phát triển công ty một cách toàn diện, nhất là các tổ chức đoàn thể và công tác phát triển đảng viên mới. Trò chuyện với chị chủ tịch công đoàn của công ty, chị cởi mở chia sẻ: “Chúng tôi luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất avf tinh thần cho hội viên, nhất là các dịp lễ, tết. Đặc biệt là các quyền lợi cho người lao động luôn được đảm bảo từ hợp đồng lao động đến bảo hiểm y tế, xã hội… Hoạt động của các tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên dưới sự chỉ đạo cảu chi bộ đã tạo nên một không khí thui đua sôi nổi, vui tươi, cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết để cùng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công ty. Tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên qua hoạt động thực tiễn đã thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và kịp thời giới thiệu những công đoàn viên và đoàn viên ưu tú cho Đảng. Chúng tôi rất tin tưởng, yêu quý công ty và sẽ gắn bó lâu dài cho đến khi sức khỏe còn cho phép”.
Đó là niềm hạnh phúc lớn lao dành cho các cấp lãnh đạo của công ty, và niềm hạnh phúc của cặp đôi hoàn hảo Phan văn Máy – Trần Thị Chung thật trọn viẹn khi gia đình chị luôn quây quần sớm tối bên nhau, giữ gìn nề nếp gia phong như lời bố mẹ chị căn dặn năm nào. Các con của anh chị đều ngoan ngoãn, giàu tình yêu thương và thành đạt. Cô con gái lớn sinh ra khi bố biền biệt xa nhà giờ đã là thạc sĩ luật – chánh văn phòng UBND quận Cầu Giấy và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Còn hai cậu con trai, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản lý kinh tế ở Anh quốc trở về, các con đang đồng hành cùng nhau hỗ trợ đắc lực cho bố mẹ quản lý công ty.
Về cùng điều hành công ty với chồng, chị Chung càng có điều kiện để ánh sáng thiện nguyện từ tâm lan tỏa. Chị đang là nữ kiện tướng dẫn đầu của nữ chiến sĩ Trường Sơn toàn quốc với hiệu quả của công tác từ thiện lên tới gần 20 tỷ đồng. Đó là 15 tỷ đồng xây dựng công trình chùa Chanh ở thành phố Thái Bình – một chùa cổ, di tích lịch sử cấp tỉnh. Đó là gần 1 tỷ đồng chuyên đi cứu trợ đồng bào vùng luc lụt miền Trung năm 2010 với một doàn gồm 3 xe tải chở đầy chăn màn, quần áo, mì, gạo cùng một số tiền mặt… đã gây ấn tượng sâu sắc với đồng bào vũng lũ. Đó là cuộc gặp mặt toàn quốc của Tiểu đoàn 17 Thông tin sư đoàn 2 do anh chị đứng ra tài trợ và tổ chức tại Thái Bình với chi phí hơn 200 triệu. Chị đã ngẹn ngào hạnh phúc khi thấy đồng đội của chồng ôm nhau khóc vì không ngờ còn có điều kiện để được gặp nhau sau hàng chục năm xa cách. Đó là 1 tỷ 295 triệu đồng đầu tư thực hiện các công trình xã hội năm 2013 như: thảm cỏ nhân tạo xây dựng công viên Nghĩa Đô quận cầu Giấy; hỗ trợ cho Hội nông dân phường Dịch Vọng Hậu; phối hợp với hội chữ thập đỏ Cầu Giấy khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 300 cụ già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, và nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam; tổ chức cho hội cựu chiến binh Binh trạm 44 đi tham quan, nghỉ mát ba ngày ở Cát Bà, hải Phòng; tổ chức đi thăm viếng các anh hùng liệt sĩ ở Ngã ba Đồng Lộc, nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang Đường Chín – nam Lào; nhận nuôi dưỡng thường xuyên một cụ già neo đơn tạihuyện Chương Mỹ, Hà Nội với mức 2 triệu đồng một tháng… Đó là gần 1 tỷ đồng trong năm 2014 làm công tác từ thiện, an ninh xã hội như: ủng hộ cán bộ, chiến sĩ đảo Trường Sa; hỗ trợ Sư đoàn 471 tổ chức gặp mặt; tặng quà Tiểu đoàn nữ Trưng Trắc, Hà Nội; hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam tại xã Trung Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội; ủng hộ các chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam, Hội chiến sĩ Trường Sơn quận cầu Giấy, Hội chiến sĩ Trường Sơn tỉnh Thái Bình; ủng hộ cho Đại hội và tặng 16 xuất quà cho các cựu chiến binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cuộc gặp mặt Truyền thống Sư doadfn 471…
Đó là gần 1 tỷ đồng trong các năm 2015, 2016: chị đã trao 80 xuất quà có giá trị 40 triệu cho các cựu nữ chiến sĩ Trường Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các tỉnh phía bắc; Hỗ trợ triển lãm ký ức Trường Sơn 50 triệu; tặng 100 xuất quà có giá trị 50 triệu đồng cho các cựu nữ chiến sĩ Trường Sơn toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Bính Thân… và đặc biệt trong 2 năm này, công ty của chị đã tổ chức nhiều đợt trao tặng với 90 con lợn rừng giống Thái Lan cho các hội viên Hội Trường Sơn Việt Nam và hội viên Sư đoàn 471 Trường Sơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bởi chị luôn trăn trở: “không chỉ trao tặng “cá” mà làm sao để các hội viên nghèo có được “cần câu” để tự trang trải, thay đổi cuộc sống”. Hiệu quả của ý tưởng, sáng tạo ấy đã thiết thực và có sức lan tỏa đến không ngờ.
Ngày 09/8/2016, chúng tôi theo chị lên tận trang trại nuôi lợn rừng của công ty chị trên Ba Vì – Hà Nội. Cùng đi có hội chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam và 9 hộ nghèo của hội ở Lương Sơn, Xứ Đoài – hà NỘi; Thủy Nguyên – hải Phòng, Đông Bắc, Gia Lâm – Hà Nội, (riêng hai gia đình hội viên ở Thái Bình không về được, chị Chung bảo hôm tới về thăm quê, chị sẽ mang đến tận nhà cho các anh chị ấy).
Đại diện cho ban lãnh đạo Hội chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam có thiếu tướng Trần Danh Bích – Phó chủ tịch TW hội- nguyên trưởng ban kế hoạch của Sư đoàn 471 thười chiến tranh; nhà báo, nhà văn- cựu chiến binh Phạm Thành Long đã xúc động phát biểu: “Cũng tại trang trại này cách đây 1 năm, công ty của chị Trần Thị Chung phối hợp với ban liên lạc Sư đoàn 471 đã trao cho 10 hội viên có hoàn cảnh khó khăn của sư đoàn 10 cặp lợn rừng giống Thái Lan. Tiếp đến ngày 20/11/2015 là đợt 2 trao tặng cho 3 hội viên nghèo ở Thái Nguyên 6 con lợn rừng giống, nếu tính cả đợt tháng 7 năm 2016, trao tặng thêm 1 con lợn đực giống nặng 58kg cho Thái Nguyên, thì đây là lần tặng lợn giống thứ 4 mà công ty của chị Chung phối hợp với ban liên lạc toàn quốc Sư đoàn 471 trao tặng cho các hội viên nghèo khắp các địa phương. Đây là một việc làm rất ý nghĩa. Lần đầu tiên các hội trong cả nước có hình thức tặng này: Tặng “cần câu”. Hôm nay, công ty của chị Chung trao tặng cho 9 hộ hội viên nghèo mỗi hộ một cặp lợn giống và 10kg cám. Sư đoàn 471 trợ cấp thêm cho mỗi hộ 300.000đồng…
Chị Chung còn chu đáo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách trang trại là chị Phạm Thị Xuân hướng dẫn các hộ cách chăm sóc, chăn nuôi lợn. Với chất giọng khỏe khoắn, sôi nổi, chị Xuân nhiệt tình tư vấn và tỉ mỷ hướng dẫn cách làm chuồng, cách làm sân cho lợn chạy nhảy, tắm nắng; cách cho lợn ăn rau củ quả và tỷ lệ pha trộn cám sạch; thời gian và cách cho lợn phối giống…
Trong buổi trao tặng lợn rừng giống này, có một nhân vật đặc biệt cùng tham dự với câu chuyện thực tiễn sinh động làm mọi người rất thích thú. Đó là anh Nguyễn Văn Thiện ở thôn 3 xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Anh kể: “Gia đình tôi là cựu chiến binh thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vợ yếu con đông, bữa ăn no đói tính từng ngày. Biết được cảnh ngộ của tôi, ngày 30.8.2015 vợ chồng chị Chung đã tặng gia đình tôi đôi lợn rừng giống Thái Lan. Chưa đầy một năm, con lợn rừng cái của gia đình tôi đã đẻ được 8 con, mỗi con nặng hơn 7kg (mới được 20 ngày tuổi)mà đã có nhiều dân địa phương đến đăng ký mua. Còn con lợn rừng đực thì phối giống với con lợn Móng Cái của nhà lại đẻ thêm 11 con lợn lai nữa. Đầu năm 2016, ban liên lạc của sư đoàn đến tham quan thực tế, đúng lúc tôi đang dắt con lợn rừng đực đi phối giống, mỗi lần phối giống được trả 500.000đồng. Thế là từ cảnh chạy ăn từng bữa, nhờ “cần câu” vợ chồng chị Chung trao tặng mà gia đình tôi đã thoát nghèo. Vừa rồi chị Chung đi cùng ban liên lạc về thấy vườn chơi của đàn lợn nhà tôi bị lầy lội quá nên chị lại trợ cấp thêm 2 triệu đồng để hỗ trợ tiền xi măng lát sân chơi. Chị Chung bảo nếu để sân bẩn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn lợn. Gia đình tôi vô cùng cảm kích tấm lòng thiện nguyện Bồ Tát của vợ chồng chị Chung. Anh chị là cứu tinh cho những mảnh đời nghèo khó, là kiện tướng đang dẫn đầu phong trào thiện nguyện. Tôi rất mong các gia đình đồng đội được nhận cặp lợn rừng giống hôm nay sẽ phát huy tác dụng của chiếc “cần câu” mà gia đình chị Chung trao tặng để vươn lên thoát nghèo, để phát triển kinh tế gia đình ngày càng bền vững”.
Mọi người cảm kích đề nghị đại diện chủ trang trại phát biểu, chị Chung xúc động trải lòng: “Vợ chồng chúng tôi luôn cố gắng phấn đấu nuôi dạy tốt con cái, làm những việc pháp luật cho phép để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, ngoài phục vụ gia đình, con cái, mình còn có điều kiện để giúp đỡ đồng đội. từ năm 1999, vợ chồng tôi đã thầm lặng đi nhiều tỉnh thành ủng hộ, giúp đỡ đồng chí, đồng đội và nhân dân các vùng lũ lụt, thiên tai. Tất cả đều xuất phát từ tình cảm, tấm lòng của chúng tôi đối với đồng đội, đối với đồng bào trong thời gian chiến tranh đã từng bao bọc, giúp đỡ. Hiện nay vợ chồng chúng tôi đã đi được 50% chặng đường, 50% chặng đường còn lại nếu sức khỏe cho phép, vợ chồng tôi xin hứa sẽ tiếp tục đi tiếp cho trọn vẹn con đường thiện nguyện để giúp đữo được nhiều hơn cho đồng đội và cho những người dân còn nghèo khó. Và chúng tôi cũng hy vọng mọi người sẽ phát hiện giúp những đồng đội, những cảnh đười còn đặc biệt khó khăn, để chúng tôi sẽ kêu gọi và cùng giúp đỡ…”
Trân trọng biết bao tấm lòng của anh chị. Với tâm sáng, lòng trong và chan chưa ân tình, anh chị đã giúp cho bao cảnh ngộ éo le, bao gia đình đồng đội nghèo khó được tiếp sức để hồi sinh.
Không chỉ với đồng đội và những người dân có cảnh ngộ khó khăn, anh chị còn đặc biệt quan tâm chăm sóc, giúp đữo dòng họ, gia đình hai bên nội ngoại. và dường như ở quê nhà, đâu đâu cũng in dấu cảu anh chị. Có phải vì thế mà trên bàn làm việc của tôi đây, đang hiện diện những lá thư cảm ơn, những bài hát chèo, những bài thơ đầy cảm xúc của quê hương gửi tặng chị: “ Chị Chung con gái họ Trần/ Chốn quê Vũ Hội-Thái Bình ngày nay/ Con cháu dòng dõi Vua Trần/ Mưu cao đánh giặc giữ gìn giang sơn/…bây giờ đất nước bình yên/ Chị rời quân ngũ trở về quê hương/ Đảm đang việc nước việc nhà/ Thay đổi cuộc sống đói nghèo xưa kia/ Xây dựng tổ ấm gia đình/ Vũ Hội, Vũ Chính quê cha, quê chồng/ Nhà thờ tiên tổ khang trang/ Hai bên cha mẹ đàng hoàng yêu thương/ Chị tôi người lính Cụ Hồ/ Việt Nam nòi giống con rồng cháu tiên/ Bước chân trên khắp mọi miền/… Tăng gia lao động làm giàu tương lai/ Đến khi cuộc sống đàng hoàng/ Chị thương con cháu nghèo nàn thôn quê/ Giúp cho con cháu cần câu/ Để chúng câu cá kiếm mồi nuôi thân/ Giúp người khổ hạnh thiệt thòi/ bát cơm manh áo qua cơn đói lòng/ Chị là một nữ thiên thần/ Chị là Bồ tát tấm lòng từ bi” (Trần Thị Bống). Khó mà kể hết những bài viết về chị, bởi những việc chị làm là từ ánh sáng tự tâm.
Cho đến nay, công ty của anh chị đã và đang triển khai nhiều dự án có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài dự án chăn nuôi hơn 400 con lợn rừng Thái Lan và hơn 1000 con gà thương phẩm kết hợp trồng cây gió bầu tại trang trại Ba Vì với diện tích trên 3ha này, công ty còn có dự án “Trồng rừng thâm canh cây gió bầu để lấy trầm hương” tại xã tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yân Bái. Quy mô dự án là 106ha cấy gió bầu cao từ 6 đến 8m, trồng en cây sưa đỏ và các loại cây khác. Đến nay, cây trồng đang phát triển tốt, có một số cây gió bầu đã đủ điều kiện để cấy thử nghiệm trầm hương. Để thựchiện dự án này, công ty đã đầu tư gần 30 tỷ đồng, dự án được thực hiện đã góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, tăng thêm diện tích trồng rừng đầu nguồn và đem lại lợi ích to lớn về môi trường.
Còn dự án “đầu tư xây dựng trường mầm non Sao Sáng” với tổng diện tích mặt bằng xây dựng là 1.190m2, gồm khối nhà 3 tầng và 1 tầng áp mái, bao gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sân chơi tổng số vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng. Dự án đã được hoàn thành đúng tiến độ để cắt băng khánh thành vào n gày 24/7/2014 và được đổi tên thành trường Mầm non hà Nội Montessori với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình giảng dạy tiên tiến. Đến nay, mới qua hơn hai năm hoạt động, nhà trường đã thu hút ngày càng đông các cháu nhập học. Dự án đã được liên đoàn lao động thành phố Hà Nội tặng bằng khen và gắn biển “Công trình chào mừng 85 năm ngày thành lập công đoàn Việt Nam”.
Và dự án “Đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội và các đối tượng khác” là dự án đầu tiên công ty trực tiếp xây dựng hoàn chỉnh. Nay công trình dã hoàn thiện với 40 căn hộ độc lập 5 tầng liền kề, bao gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật với diện tích xây dựng 4.152m2. Tổng số vốn công ty đầu tư cho dự án này là trên 180 tỷ đồng. Hiện tại công ty đã bàn giao xong cho các hộ gia đình. Dự án được thực hiện có chất lượng cao đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và một số cán bộ của đơn vị khác có chõ ở ổn định và yên tâm công tác.
Ngoài ra, công ty còn hàng loạt dự án thiết thực khác phục vụ cho an sinh xã hội, cho sinh hoạt cộng đồng đã và đang được triển khai. Đó là dự án trồng rau sạch trên 1.000m2 ở Mai Lĩnh, Hà Đông với nhiều loại rau, củ, quả sạch phục vụ cho trường Mầm non và người tiêu dùng Thủ đô. Sản phẩm của công ty đã được Chi cục Thú y và Chi cục bảo vệ thực vật Hà Nội cấp: giấy chứng nhận trồng và sơ chế rau sạch; Giấy chứng nhận thực phẩm an toàn; giấy chứng nhận vệ sinh thú y. Đó là dự án khu nahf ở tái định cư và nhà ở cho người thu nhập thấp tại phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội với tổng diện tích trên 8.000.000m2. Đó là dự án Trường mầm non tại ô đất 07-NT1 thuộc khu đô thị mới Tây Hồ, Hà Nội. Đó là dự án xây dựng công trình nhà ở xã hội tại phường Mai Dịch và phường Dịch Vọng Hậu cùng vô số các dự án khác đang được trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai.
Như thế, để thấy sức sáng tạo, tầm vĩ mô, tinh thần lao động kiên cường, bền bỉ cùng tấm lòng nhân ái sâu sắc của vợ chồng Cựu chiến binh Phan Văn Máy, Trần Thị Chung. Trí tuệ ấy, tấm lòng ấy đã hồi sinh, đã kết nối bao cuộc đời và nay là hơn một trăm cán bộ công nhân viên thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ đang được anh chị tạo công ăn việc làm. Họ đang cùng đồng thuận, tâm huyết vì sự phát triển ngày càng bền vững của Công ty TNHH đầu tư kinh doanh phát triển nhà và Thương mại Hà Nội. Tôi bỗng hiểu vì sao, chị lại trở thành nhân vật trung tâm trong bức tranh Những năm th&aacu