Vài nét về câu đối

Ngày đăng: 08:18 18/03/2017 Lượt xem: 1.902

 

                                               

VÀI NÉT VỀ CÂU ĐỐI

 

Câu đối là một dạng của thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, sự vật, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội.

 

Từ đối ở đây được hiểu là ngang nhau, hợp thành một đôi. Câu đối là một trong các thể loại của văn học Trung Quốc và Việt Nam.

 

Những nguyên tắc trong câu đối

Để viết câu đối được chỉnh đối hay đối cân vế đối, khi viết câu đối cần chọn được câu chữ tuân theo các nguyên tắc sau: 


- Đối ý và đối chữ


Đối ý: Hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
Đối chữ: Phải xét hai phương diện thanhloại:


+ Về thanh: Thanh bằng đối với thanh trắc ( và ngược lại)

+ Về loại: Danh từ phải đối với danh từ; động từ phải đối với động từ; tính từ phải đối với tính từ… . Nếu vế này đặt bằng chữ Hán – Việt  thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ Hán – Việt (như đại phải đối với tiểu)…


- Vế câu đối

Một đôi câu đối gồm hai câu đi song song nhau, mỗi câu là một vế đối. Nếu câu đối do một người sáng tác thì hai vế được gọi là vế trên vế dưới. Khi treo thì vế trên phải treo bên phải và chữ cuối cùng là thanh trắc; vế dưới phải treo bên trái và chữ cuối cùng phải là thanh bằng.

Nếu  câu đối do hai người sáng tác (một người nghĩ ra một vế để cho người khác nghĩ và làm ra vế kia và đối lại) thì gọi là vế ra vế đối

 

  • Số chữ trên câu đối và các thể câu đối

Một câu đối được làm ra có số chữ trong câu không ấn định cụ thể. Theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
          + Câu tiểu đối: là các câu đối có 4 chữ trở xuống. Ví dụ: Phúc như Đông Hải - Thọ tựa Nam Sơn

           + Câu đối thơ: Là những câu đối làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn (5 chữ) hoặc thất ngôn (7 chữ). Ví dụ: Lướt phím tay đàn như cắt lượn -  Trầm cao giọng hát tựa oanh ca.


- Luật bằng - trắc


Luật thanh trong câu tiểu đối ( trường hợp có 3 chữ):


+Vế phải: trắc - trắc -trắc


+Vế trái: bằng - bằng - bằng


           Luật trong câu đối thơ: tuân theo luật bằng - trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn


           Luật trong câu đối phú: Chữ cuối của mỗi vế và chữ cuối của mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì: Nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng. Và ngược lại, nếu chữ cuối vế là bằng thì các chữ cuối các đoạn trên phải là trắc. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn cuối có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.

          Ta hãy tham khảo một câu đối phú do Nguyễn Công Trứ sáng tác khi còn trẻ:

Chiều Ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.

Sáng Mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

 

                                                                  TRƯƠNG VĂN NHI

                                                                   (Sưu tầm và biên soạn)

 

 

 

tin tức liên quan