"Huyền thoại một con đường" - Hồi ký Trường Sơn của Hoàng Văn Kính (28)

Ngày đăng: 07:18 09/04/2024 Lượt xem: 51
 
 
(Tiếp theo)
   Chương XXVIII:
SỐNG GIỮA BÃI BOM B52
                       
       B52 là vũ khí chiến lược lợi hại của Mỹ. Nhưng nó đáng sợ và khủng khiếp đến mức nào thì chỉ những người trong cuộc, từng sống giữa bãi bom rải thảm mới có thể cảm nhận được.
       Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, đường 20 Quyết thắng là một trong những tuyến vận tải quan trọng trọng vắt qua dẫy Trường sơn. Nơi này bị giặc mỹ đánh phá vô cùng ác liệt. Bom đạn và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất hiện đại nhất ở thời điểm ấy ( trừ vũ khí hạt nhân ) của hợp chủng quốc Hoa Kì đều đã được mang ra thi thố trên con đường này – Trong đó có máy bay B52.
       B52 được thiết kế đẻ mang vũ khí hạt nhân, làm nhiệm vụ răn đe thời chiến tranh lạnh, đồng thời nó cũng có thể mang bom và vũ khí thông thường. Nó có thê mang tới 100 quả bom với trọng lượng xấp xỉ 30 tấn. Từ dộ cao từ 9-10 km nó thực hiện nhiệm vụ cắt bom dải thảm. Với loại bom 250 kg/quả thì mật độ bom rơi xuống mặt đất khoảng 130 quả/ km2. Nhưn vậy khoảng cách trung bình giữa 2 hố bom khoảng 80m. Mỗi đợt đánh phá chúng đi theo đội hình mũi tên gồm 3 tốp, mỗi tốp 3 chiếc cùng thả bom một lúc, tooaps cách tốp khoảng 1 phút. Giữa khoảng thời gian 1 phút ấy là sự im lặng “ chết chóc “, là sự chờ đợi căng thẳng, khủng khiếp nhất với những ai đang phải sống dưới vệt dải thảm đó. Những cuộc dải thảm như vậy đã phá hủy mọi sự sống trên mặt đất, gây ra nỗi kinh hoàng, khiếp sợ cho người dân.
       Chiểu theo đường chim bay từ cua chữ A qua đèo Phu-la-nhích là một đường thẳng. Những ngày trời quang mây tạnh đứng trên đỉnh cua chữ A có thể nhìn thấy đỉnh đèo Phu-la-nhích. Con đường đi theo bình độ ngoằn ngoèo, nhiều đoạn cua gấp, cả chiều dài cũng chỉ khoảng 12 km. Khi đánh phá bao giò chúng cũng cắt bom theo một vệt thẳng, điểm đầu từ đèo Phu-la-nhích, vắt qua ngầm Ta-lê và kết thúc khi quả bom cuối cùng rơi xuống cua chữ A.
       B52 làm nên nỗi khiếp sợ từ cách đánh bom dải thảm. Tiếng bom rít trên đầu, tiếng bom nổ liên tục không ngớt, mùi khét lẹt, khói bụi đất đá mịt mù, bầu trời bỗng tối sầm lại như ngày tận thế. Khủng khiếp là như vậy nhưng gần 4 năm sống và chiên đấu trên dẫy trọng điểm liên hoàn này không một cán bộ, chiến sỹ nào trong đơn vị chúng tôi bị thương hoặc hy sinh mặc dù có nhừng thời điểm chúng đánh liên tục cả chục ngà đêm liền, có ngày 4-5 đợt, số lượng bom trúng mặt đường cũng rất ít, chủ yếu đất đá sạt lở từ 2 bên taluy.
       Có lẽ giới quân sự Mỹ không thể tưởng tượng nổi hiệu quả lá bài chiến lược, con ngáo ộp hiện đại nhất, khủng khiếp nhất khi mang ra sử dụng lại chỉ gặt hái được những thành quả nghèo nàn như vậy.
       Có 3 bí quyết làm phá sản chiến lược dàng B52 là:
     Thứ nhất: B52 là máy bay chiến lược lại sử dụng vào mục đích chiến thuật. Cách đánh của B52 là bay theo một đường thẳng, cắt bom theo một vệt thẳng, không thể uốn lượn theo con đường nhiều cua, nhiều dốc, không xác định được mục tiêu và điểm đánh phá cụ thể. Trong khi đường Trường Sơn không phải là đường kẻ thẳng mà nó ngoằn ngoèo với liên tục các cua gấp khúc, các đoạn đường gấp khúc.
      Thứ hai: Đánh theo một vệt thẳng nên bom không thể với tới đầu các khúc cua nên đấy là những vị trí tương đối an toàn để phòng tránh. Ở mỗi đầu khúc cua như thế bộ đội ta đã chủ động đào những căn hầm kiên cố, vững chắc để phòng tránh.
       Thứ ba: hầu hết các đợt B52 đánh phá, các lực lượng trên tuyến được báo động trước từ 3-5 tiếng. Điều đã thành quy luật là chúng thường đánh phá vào ttamf trưa khoản từ 11-15 h. Cũng trong khoảng thời gian ây không gian bỗng yên lặng lạ thường, không có bất kì tiếng máy bay nào, không gian như trùng xuống, đặc quánh lại. Ta có thừa đủ thời gian để phòng tránh.
       Thứ tư: Khi xuốt hiện tiếng vè vè nhòm ngó của máy bay trinh sát OV10, L19 là lúc B52 kết thúc đợt đánh phá.
       Đại đôi 3 chúng tôi có 3 Trung đội, được tăng cường 1 máy ủi C100 , 2 xe ben và một chiếc Zin 3 cầu có tời, đấy là lực lượng đủ mạnh để giải quyết mọi tình hướng xẩy ra trên đường. Được giao nhiệm vụ trấn giữ 2 trọng điểm: ngầm Ta-lê và đèo Phu-la-nhích. Một Trung đội  ở phía bắc ngầm, 2 Trung đội ở phía Nam đèo Phu-la-nhích. Tất cả ( kể cả các phương tiện kĩ thuật) đều ở trong hang đá kiên cố gần mặt đường. Các loại bom thông thường ở thời điểm đó có dội trúng hang cũng chẳng hề hấn gì. Cả Đại đội nằm gọn trong vệt đánh phá của B52 nhưng mọi hoạt động của đơn vị từ ăn uống ngủ nghỉ đến sinh hoạt tập thể đều diễn ra bình thường. Phiền toái nhất là khói bụi lùa vào hang, mỗi lần như thế lại mất công dọn dẹp.
       Tuy vậy cũng có những lần b52 đánh sơm hơn thời gian được cảnh báo, hoặc không được cảnh báo ( sai quy luật ). Lúc ấy lực lượng đang tác nghiệp trên mặt đường chỉ còn mỗi cách nhanh chân chui vào các hầm trú ẩn ngay vệ đường, nếu không kịp thì lao thẳng xuống đáy một hố bom gần nhất. Co quắp thu nhỏ người lại, hai tay ôm đầu để giữ an toàn cho cái “gáo”, mặc đất, đá thi nhau ném vào người.
       Bay trên độ cao mắt thường  không nhìn thấy, nhưng khi trời quang đãng lai dễ nhận ra B52 bởi vệt trắng kéo dài phía sau. Phải thừa nhận uy lực đánh phá cửa B52 làm nên nỗi khiếp sợ. Nằm giữa bãi bom lúc đang bị đánh phá, nghe tiếng bom nổ rền vang lúc xa, lúc gần, đất đá rơi rào rào, khói bụi mù mịt, trời đất tối sầm lại mọt mùi khét lẹt nếu không phải là những cán bộ, chiến sỹ công binh đã được thử thách, tôi luyện dầy dạn trong bom đạn thì chỉ cần nghe hàng trăm quả bom rít trong gió lao thẳng xuống đầu đã đủ sợ mà “ vãi ” ra quần. Còn có ai đó bảo rằng họ không sợ thì đích thị là thằng bốc phét.
       Tiếng bom nổ to là những quả ở xa, càng gần nơi trú ẩn thì nghe tiếng nổ càng nhỏ, lúc ấy chỉ thấy tiếng lụp bụp, sự sống và cái chết hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi. Điều duy nhất có thể làm là cầu trời khấn phật để được sống. Bom tránh người chứ người không thể tránh được bom. Sợ nhất là những quả bom rớt lại sau, sự rủi ro thường rơi vào thời điểm này.
       Bản thân tôi người viết bài này cũng đã hơn một lần phải lao xuống đấy một hố bom để tránh bom, thu mình lại chịu trận, hít bụi và…chờ chết.
       Trong bài thơ: “Tiếng bom ở Siêng Phan”, Phạm Tiến Duật đã có một trải nghiệm rất thú vị: “ Thế đấy giữa chiến trường/ Nghe tiếng bom rất nhỏ ”. B52 đúng là con ngáo ộp, nhưng vì hiểu nó nên lính ta vẫn sống đàng hoàng. Chúng cứ rải thảm, những hố bom cứ chồng chất lên nhau- mặc-Đường ta ta cứ đi. Đồng bào Miền nam, chiến trường đang vẫy gọi.


(Còn nữa)
 
 

 
tin tức liên quan