Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân

Ngày đăng: 07:56 30/04/2018 Lượt xem: 612


  Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân

                                                                                          
                                                       Nguồn:Báo Điện tử


Cuối tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được Bộ Chính trị cử làm phái viên sang Trung Quốc bàn bạc những vấn đề cụ thể việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Cuộc hội đàm chính thức diễn ra tại Trung Nam Hải vào buổi chiều ngày 31/7/1991
.

 
Nhìn lại nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Quốc phòng của mình, Đại tướng Lê Đức Anh đã xúc tiến được mấy việc lớn: Thăm dò và tiếp xúc mở luồng để lập lại quan hệ bình thường Việt-Trung, chấm dứt xung đột biên giới và 15 năm căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước láng giềng vốn có truyền thống hữu nghị.

Điều chỉnh bố trí chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước theo Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong tình hình mới, tư duy mới của đất nước và quốc tế. Giảm quân số thường trực và từ đó giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng, góp phần tháo gỡ khó khăn ban đầu để nền kinh tế -xã hội có thêm điều kiện thoát ra khỏi khủng hoảng nghiêm trọng. Củng cố thế bố trí bảo vệ quần đảo Trường Sa và giải quyết việc phi vũ khí hạt nhân ở bán đảo và quân cảng Cam Ranh và xúc tiến quan hệ để thu hồi Cam Ranh từ Liên bang Nga trước thời hạn của hiệp định.

Tuy nhiên hai việc sau (Trường Sa và Cam Ranh) còn kéo dài sang nhiệm kỳ Đại hội 7, tức là khi ông lên làm Chủ tịch nước thì mới xong hoàn toàn; nhưng ở nhiệm kỳ Bộ trưởng Quốc phòng đã làm được những phần rất cơ bản, sau đó chỉ là bước hoàn thiện mà thôi. Thực chất khi làm việc, các vấn đề liên kết, ràng buộc, đan xen, chứ không mạch lạc từng phần từng việc như tôi kể ở trên đâu. Tướng Anh thường tâm sự: “Đây là một bài toán cực kỳ khó, làm được mà trong nội bộ nhất trí cao là một thắng lợi, không nhất trí thì rất khó làm”.

Đại tướng Lê Đức Anh, Biển Đông, Cam Ranh, Hoàng Sa, Trường Sa, Giang Trạch Dân, Đỗ Mười
Ngày 9/11/1993 tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân tổ chức lễ đón, chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh

Như vậy, trong nhiệm kỳ Đại hội 7 của Đảng ta; nhiệm kỳ mà tôi được trao trọng trách làm Chủ tịch nước, ở năm đầu nhiệm kỳ (1991) ta đã lập quan hệ bình thường với Trung Quốc, đến nửa cuối nhiệm kỳ, ta đã vận động và đấu tranh thắng lợi việc Mỹ xoá bao vây cấm vận và lập quan hệ bình thường với Việt Nam. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

Nội địa có ổn định, thái bình, phên dậu biên ải có vững chãi thì dân và Nhà nước mới yên ổn làm ăn, kiến thiết tiến lên thịnh vượng. Ý thức được điều này, cùng với việc xây dựng củng cố nội địa, tôi cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị rất chú tâm chỉ đạo công tác đối ngoại với các nước láng giềng để xây dựng, hoạch định đường biên giới trên bộ và việc phân định vùng biển và thềm lục địa trên tinh thần tích cực, kiên trì, tôn trọng luật pháp quốc tế, khi chưa thống nhất thì không làm phức tạp thêm tình hình để ảnh hưởng đến tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Có nhiều việc, nhiều vấn đề nổi cộm, tôi đã nghiên cứu kỹ và chỉ đạo trực tiếp để các đồng chí bên Bộ Ngoại giao và Ban Biên giới Chính phủ nghiên cứu triển khai thực hiện; các đồng chí đó đã làm việc rất tốt, rất có hiệu quả…”.

Ông là Điểm Tựa Tinh Thần vững chắc của các thế hệ hôm nay

Những năm gần đây, Đại tướng Lê Đức Anh tuy tuổi đã rất cao, sức khỏe đã giảm, lại đã kinh qua hai lần tai biến xuất huyết não, nhưng đầu óc vẫn sáng suốt, tư duy mẫn tuệ; đặc biệt, tình cảm và trách nhiệm với những vấn đề có tầm chiến lược thuộc lĩnh vực an ninh - quốc phòng ở trong ông vẫn nguyên vẹn, đầy đặn và sắc sảo. Xin lược kể đôi ví dụ nho nhỏ mà người viết bài này được trực tiếp diện kiến:

Dịp Tổng thống Mỹ Bush huy động quân đội nhiều nước tập trung đánh Cộng hòa Irak. Tổng thống Irak Hussein  phát động cuộc “Thánh chiến” và lớn tiếng tuyên bố: “Quân đội Mỹ và các nước sẽ lâm vào thiên la địa võng; Bagdad sẽ là mồ chôn giành cho họ!”.

Đại tướng Lê Đức Anh, Biển Đông, Cam Ranh, Hoàng Sa, Trường Sa, Giang Trạch Dân, Đỗ Mười

Ngày 2/2, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cùng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đến dự lễ kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng tại Hà Nội. Ảnh: Thủy Ngọc

Buổi sáng đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên phi xe đến với Đại tướng: “Thưa Bác! Hẳn Bác theo dõi tin tức đã thấy, cuộc tiến công của ông Bush đã sang ngày thứ ba. Các mũi tiến công đã áp sát thủ đô Bagdad. Rất nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng. ở nước ta, sinh viên một số trường đại học đã tự phát các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh. Dư luận quần chúng nhân dân đang đòi hỏi Chính phủ lên tiếng chính thức. Thực lòng với Bác, Bộ Ngoại giao của con đang băn khoăn cân nhắc, nói thế nào cho nó “chuẩn” đây?! Con xin Bác chỉ dạy cho đôi lời.”…

 

Trầm ngâm chừng nửa phút, rồi Đại tướng nói rành rẽ: “Đối với một chính phủ lúc cần thì họ huy động dân ủng hộ. Khi có chính quyền vững rồi thì quay lưng lại với quyền lợi của người dân như chính quyền của Saddam Hussein; một khi Mỹ đã quyết đánh thì chỉ trong vòng mươi mười lăm ngày, hoặc sẽ đầu hàng, hoặc sẽ tan rã, sụp đổ. Nên chừ, bên Ngoại giao có ý định phát biểu thì hãy nói, chỉ hai ý thôi: - Việt Nam ủng hộ nguyện vọng hòa bình của nhân dân Irak. Việt Nam cũng sẵn sàng đóng góp giúp nhân dân Irak khôi phục đất nước sau chiến tranh nhưng thông qua tổ chức của Liên Hợp quốc!”.

Ngay chiều hôm đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo. Và quả nhiên, sau đó một tuần lễ, quân đội Irak tan rã, chính phủ Hussein tháo chay…

Đại tướng Lê Đức Anh, Biển Đông, Cam Ranh, Hoàng Sa, Trường Sa, Giang Trạch Dân, Đỗ Mười
Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nguyên lãnh đạo tại lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng năm 2015. Ảnh: Thủy Ngọc

Vấn đề tiếp theo là “chuyện ứng xử Biển Đông DOC”. Lúc đó Đại tướng nói:

- Tôi nay tuổi cao, Đảng và Nhà nước đã cho nghỉ dưỡng già. Các chú đừng nói là tôi “tư vấn” hay “chỉ đạo” gì cho to tát. Hỏi thì tôi nói những suy nghĩ của mình chỉ xem như một lời tâm sự thôi. Vừa rồi cái DOC do Trung Quốc và Philippines bàn soạn với nhau; ta bị động chạy theo sau. Rút kinh nghiệm, tới đây làm COC thì Việt Nam phải có mặt trong Ban soạn thảo ngay từ đầu. Chưa có COC, chưa ký kết nhưng hàng ngày các nước vẫn phải “ứng xử” với nhau sao cho êm thấm và cùng có lợi. Vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của ta, ta tổ chức khai thác. Nếu làm không xuể thì nơi ta mời hợp tác đầu tiên phải là Trung Quốc. Làm không xuể nữa thì mời trong khối ASEAN, rồi mới mời ra các nước khác. Nhưng có một điều bên Ngoại giao phải luôn nhớ, là chừng nào ta chưa đòi lại được Hoàng Sa thì năm nào cũng phải nhắc lên, nói lên “Hoàng Sa là của Việt Nam!” ít nhất là vài lần. Vì theo thông lệ quốc tế, họ đã lấy của mình mà 9 năm liền mình mần thinh, không nói gì, thì đảo đó nghiễm nhiên sẽ thuộc chủ quyền của họ.

Đại tướng Lê Đức Anh đã bước sang tuổi 95. Cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, ngành, đoàn thể, các nhân sỹ và con cháu thấy sức khỏe của Đại tướng vẫn dẻo, mẫn tiệp, thì ai cũng yên lòng và mừng vui. Bởi Đại tướng vừa là Nhân chứng Lịch sử, vừa là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các lớp cán bộ lãnh đạo và cho mỗi người dân yêu Tổ quốc chúng ta!

tin tức liên quan