NHỮNG KỶ NIỆM MỘT THỜI TRONG QUÂN NGŨ
Trong căn nhà 3 tầng khang trang của gia đình ông Nguyễn Văn Viên là một Cựu chiến binh của chi hội thôn Thân Thượng, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trên bức tường ông treo rất nhiều ảnh của một người lính trong quân ngũ và huân chương chiến công hạng nhất, một huân chương chiến công hạng hai, 2 chiến công hạng 3, là Thượng tá Sư đoàn phó sư đoàn 307 của Quân đội nhân dân Việt Nam trao tặng. Khởi đầu câu chuyện với những ký ức của đời binh nghiệp cho đến nay ông đã 67 tuổi đời, 24 tuổi quân và ông đã được nghỉ hưu.
Ông nhập ngũ tháng 8 năm 1970, là một chiến sỹ được học tập và huấn luyện binh chủng bộ binh thuộc Trung đoàn 568, qua 6 tháng huấn luyện đến tháng 2 năm 1971 đơn vị hành quân vào chiến trường nước bạn Lào tại tỉnh Xa-Pa-khét mường khín đống bến thuộc đoàn 559. Sau đơn vị chuyển về phía bắc Công Tum huyện Đắc Tô làm nhiệm vụ phòng ngự, được cấp trên giao là đại đội trưởng đại đội 11 thuộc tiểu đoàn 6, chỉ huy đơn vị đánh vào phía Bắc Công Tum nhằm thu hút quân địch về một thế trận để cho các đơn vị bộ đội ở các mũi vùng Tây Nguyên về Ban Mê Thuật, truy quyét bọn phản động chống phá cách mạng để bảo vệ biên giới Việt Nam, Cam Pu Chia thuộc 3 nước Đông Dương, các lực lượng của các binh chủng tập trung đánh vào phía tây tỉnh Đắc Lắc thuộc huyện Đức Lạc, tiêu diệt 1 tiểu đoàn quân ngụy và quân Bôn Pốt thu hàng tấn súng đạn, xe tăng, xe bọc thép của quân địch, giải phóng toàn bộ khu dân cư từ vùng núi đến đồng bằng
Khi giải phóng các vùng núi xong tập trung toàn bộ các lực lượng, các quân binh chủng thành lập sư đoàn 307, thuộc quân khu 5, được cấp trên quyết định làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9, trung đoàn 29, sư đoàn 307. Tất cả các đơn vị hành quân về Pa-La-ven căn cứ đầu não của bọn Bôn Pốt, chúng có 4 đại đội đầy đủ các binh chủng tinh nhuệ, từ trên không máy bay do thám, máy bay tiêm kích quần đảo thả bom đủ các loại, dưới mặt đất pháo tầm xa liên hồi nhả đạn, nắm được quy luật hoạt động của địch, bộ đội ta có nhiều phương án tác chiến nhằm thu hút lực lượng của địch tập trung về một phía, trận chiến đấu diễn ra vô cùng gay go ác liệt giữa ta và địch trong thời gian 7 ngày đêm quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn, số còn lại sống sót kéo nhau ra hàng, bộ đội quân giải phóng đã làm chủ hoàn toàn, thừa thắng xông lên, các đơn vị, các binh chủng hành quân về tỉnh Xiêm Diệp.
Trong thời gian này cấp trên điều động về Trung đoàn 29 thuộc sư đoàn 307 làm trung đoàn phó trực tiếp chỉ huy Bộ đội các đơn vị, chỉ huy chiến dịch M1, mở màn cho chiến trường phía Tây Nam biên giới Thái Lan và Cam Pu Chia, đánh vào sư đoàn 730 và 912 của quân Bôn Pốt cao điểm 531 thuộc tỉnh Pờ Lây Mia, ông đã trực tiếp chỉ huy đơn vị và phối hợp với đoàn quân bộ binh của quân khu 5 đánh vào các cao điểm 531, trận chiến đấu gay go ác liệt, trên không máy bay quần đảo bắn đạn rốc két, ném bom na pan xuống trận địa, dưới mặt đất pháo các loại bắn xả liên hồi, bộ đội ta một số anh em của các đơn vị bị trúng đạn đã anh dũng hy sinh và một số bị thương vong, các đơn vị rút quân về nơi tập kết để làm nhiệm vụ băng bó bộ đội bị thương và chôn cất các anh hùng liệt sỹ.
Phương án tác chiến được cán bộ của các binh chủng nêu quyết tâm gữi từng tất đất của Biên cương, nên trong 2 ngày đêm bộ đội của các binh chủng tập trung hỏa lực tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn địch gồm có bộ binh, pháo binh, bắn cháy 5 máy bay tiêm kích, toàn bộ các tụ điểm phía trên các cao điểm khu Kam Tuất, thu hàng nghìn súng đạn vũ khí các loại, quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn, số còn sống sót tháo chạy, bộ đội giải phóng bàn giao các vùng miền giải phóng cho đơn vị bạn, đơn vị hành quân về Quảng Ngãi và Pờ Lây Cu.
Ông được phong quân hàm Thượng tá, Sư đoàn phó sư đoàn 307. Với nhiều thành tích trong chiến đấu ông được Đảng, nhà nước và Quân đội tặng huân chương chiến công hạng nhất, một chiến công hạng nhì, 2 huân chương chiến công hạng 3, đến năm 1993 ông được Đảng và Quân đội cho về nghỉ hưu, với 67 tuổi đời, 24 tuổi quân của người Cựu chiến binh Việt Nam là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập và noi theo. Chia tay ông với những dòng ký ức của ông mà chiến tranh đã lùi xa đến nay vẫn còn tươi nguyên trong cuộc đời binh nghiệp.
Ngày 01 tháng 10 năm 2019
Nguyễn Văn Điểm
Ấp Đồn, Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh
ĐT; 033.522.3843