Câu đối của Bác Hồ

Ngày đăng: 10:02 12/02/2021 Lượt xem: 384
Câu Đối của Bác Hồ

Nguyễn Tấn Tuấn
 
Tết đến, Bác Hồ thường làm thơ xuân và viết câu đối tết. Tết năm 1946 là cái tết đầu tiên trong độc lập hòa bình sau Cách mạng tháng tám và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhân dân vui tết trong hào khí ngút trời của cách mạng. Trong không khí phấn khởi ấy, Bác Hồ tự hào, phấn chấn viết:Rượu hòa bình, hoa bình đẳng, mừng xuân độc lập; Bánh tự do, giò bác ái, ăn tết dân quyền”...
Câu đối tết có rượu, có hoa, có bánh, có giò tràn đầy hương vị Tết. Và khởi sắc không khí xuân rất cổ điển, đầy ấn tượng. Nhưng quan trọng và thiêng liêng liêng hơn là đất nước và nhân dân ta được hưởng một cái tết độc lập hòa bình thật sự mà Bác Hồ và nhân dân ta từng mơ ước, từng chiến đấu hy sinh mới có được. Đây là cái mới, cái hiện đại trong câu đối này.
Hòa bình với tự do, bình đẳng đối với bác ái độc lập đối với dân quyền. Từng cặp từ ngữ chính xác, gợi cảm, gợi suy nghĩ đối nhau rất chỉnh tăng thêm sức hấp dẫn và sức thuyết phục của câu đối. Cái tài của người thi sĩ, cái tình của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra câu đối bất hủ này. Tất cả đều mang ý nghĩ sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh nhân nghĩa, nhân văn...
 
Bác Hồ và cụ Phan Bội Châu
          Tết năm 1905, cụ Phan Bội Châu về quê (Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An) để đón năm mới. Ông sửa sang lại mồ mả, tổ tiên. Ai cũng nghĩ đó là việc tảo mộ thường lệ mỗi khi tết đến. Kỳ thật, ông muốn lo liệu mọi việc trước khi Đông Du. (bấy giờ Phan Bội Châu đang có tư tưởng dựa vào Nhật để chống Pháp). Chiều mồng 2 Tết, cụ Phan Bội Châu đến thăm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (cha của Bác Hồ). Sau vài chén rượu, cụ Phó bảng hỏi thăm dự định sắp đến của bạn. Phan Bội Châu trả lời:
- Tiết hậu đăng trình, lao cán thiên trùng, vọng hoàn thanh viện. (sau Tết thì lên đường, công lao muôn vàn vất vả, chỉ mong trả được cái công viện trợ của ngoại bang). Cụ Phó bảng rất cảm động, vừa hình dung nổi gian truân của bạn, vừa suy nghĩ để tìm vế đối. Lúc ấy cậu Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ thời bé) lúc ấy đang đứng hầu rượu đã nhanh nhảu đáp:
- Đông tiền thượng lộ, tri khu vạn lý, cầu đạt chính thư. (Trước mùa đông sẽ ra đi, bước đường vạn dặm rong ruổi, chỉ mong gặp kế sách đúng). Cả cụ Phó bảng lẫn Phan Bội Châu đều hết sức ngạc nhiên vì vế đối rất chỉnh và rất hay.
... Nửa năm sau, Phan Bội Châu từ Nhật trở về, tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, huấn luyện và cầu Nhật viện trợ để đánh đuổi giặc Pháp. Trong số những thanh niên mà Phan Bội Châu lựa chọn, có cả Nguyễn Sinh Cung nhưng cậu Cung đã khéo léo từ chối, vì cậu đã phần nào cảm nhận sự ảo tưởng của Phan Bội Châu, mà chưa thể nói ra được (sau này, Bác Hồ đã nhận xét: Nó không khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau). Chẳng bao lâu, vì quyền lợi của mình, Nhật thỏa thuận với Pháp ra lệnh trục xuất những người Việt Nam đang học ở Nhật, phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu bôn tẩu từ Nhật sang Trung Hoa và tiếp tục hoạt động cứu nước. Mỗi khi nhớ đến vế đối của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, ông lại tự hỏi: Liệu mình có  “Cầu đạt chính thư” hay không?
Năm 1925, khi cậu Nguyễn Sinh Cung đã trở thành lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc. Tổ chức “Việt Nam Thanh Niên Cách mạng đồng chí Hội” do Người vừa thành lập ở Trung Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tình hình cách mạng trong nước. Lúc này Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc ở Huế. Một hôm có người tìm đến nhờ ông giải thích cho câu sấm: “Đụn sơ phân giải, bò đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh”, Phan Bội Châu trầm ngâm giây lát, rồi khẳng định: Thánh đây chính là Nguyễn Ai Quốc, là Nguyễn Sinh Cung ở làng Sen - con người sẽ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

 (Theo Hồ Chí Minh toàn tập)
------------------------------------------- 
Nguyễn Tấn Tuấn;  Địa chỉ : 183, Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn, Nhà riêng: 37/11/ đường Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định - ĐT: 0913.442.337. Email: ntantuanqn@yahoo.com.vn  - MÃ SỐ THUẾ: 4100758034,  Cấp ngày 09/1/2009 tại Cục thuế Bình Định - TÀI KHOẢN; AGRIBANK BÌNH ĐỊNH - 4300210000564 - HOẶC TK: BIDV BÌNH ĐỊNH – 580 10000 408 903 – CMND: 211373844 – Cấp ngày 11/5/2010 tại Bình Định.
 
 

tin tức liên quan